Chương 4 - Từ Châu Âu già cỗi đến Thế giới Mới
[sau] [trước] [lên mức trên]
Ta vừa nghiên cứu về các biến thái của đồng vốn tại Liên hiệp Anh và Pháp kể từ thế kỉ 18. Những thông tin hiểu biết thu được là thống nhất và bổ sung. Bản chất của đồng vốn đã chuyển biến hoàn toàn, nhưng tầm quan trọng tổng thể của nó đã không thay đổi mấy. Để hiểu rõ hơn về sự đa dạng của các logic vận động và các quá trình lịch sử đang được xem xét, ta sẽ mở rộng phân tích ra các nước khác ngay bây giờ. Ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét kinh nghiệm của Đức, nước này sẽ hoàn thiện và làm phong phú bức tranh toàn cảnh Châu Âu. Rồi ta sẽ nghiên cứu vấn đề vốn tại Bắc Mĩ (nước Mĩ và Canada). Ta sẽ thấy rằng vốn tại Thế giới Mới có dạng hoàn hoàn riêng rẽ và chuyên biệt, đầu tiên là vì đất đai dồi dào đến mức nó không có giá trị cao, tiếp đến là do tầm quan trọng của hệ thống sở hữu nô lệ, và cuối cùng là vì thế giới với tăng trưởng dân số liên tục đó có xu hướng tích lũy một cách cấu trúc ít vốn hơn so với Châu Âu giá cỗi, tính theo tỉ lệ với dòng thu nhập và sản lượng hàng năm. Điều này dẫn ta đến câu hỏi đâu là những nhân tố quyết định có tính nền tảng của tỉ số vốn/thu nhập trong giai đoạn dài. Câu hỏi này được xem xét trong chương sau: ta sẽ mở rộng phân tích ra toàn bộ các nước giàu rồi ra toàn thế giới, trong chừng mực số liệu cho phép.
Đức: chủ nghĩa vốn kiểu Rheinland và quyền sở hữu mang tính xã hội
Các cú sốc tác động lên đồng vốn tại thế kỉ 20
Đồng vốn tại Châu Mĩ: ổn định hơn tại Châu Âu
Thế giới Mới và vốn ngoài nước
Canada: do khối thịnh vượng chung Anh sở hữu trong thời gian dài
Thế giới Mới và Thế giới Cũ: trọng lượng của chế độ nô lệ
Vốn nô lệ và vốn con người
[sau] [trước] [lên mức trên]