Chương 5 - Tỉ số vốn/thu nhập về dài hạn
[sau] [trước] [lên mức trên]
Chúng ta vừa nghiên cứu những biến thái của đồng vốn tại Châu Âu và Châu Mĩ kể từ thế kỉ 18. Trong giai đoạn dài, bản chất của tài sản đã chuyển biến hoàn toàn: vốn đất đai đã dần được thay thế bằng vốn bất động sản, công nghiệp và tài chính. Thế nhưng bất chấp tất cả các chuyển biến đó, tổng giá trị của dự trữ vốn đo bằng số năm thu nhập quốc gia tương đương - tỉ số đo lường tầm quan trọng tổng thể của vốn trong nền kinh tế và xã hội -, dường như không thật sự thay đổi nhiều trong suốt quá trình lịch sử. Tại Liên hiệp Anh cũng như tại Pháp (những nước mà ta có số liệu lịch sử đầy đủ nhất), vốn quốc gia chiếm khoảng năm-sáu năm thu nhập quốc gia vào đầu những năm 2010, tức là chỉ thấp hơn một chút so với mức tại thế kỉ 18, 19 và cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (khoảng sáu-bảy năm thu nhập quốc gia). Hơn nữa, tỉ số vốn/thu nhập kể từ những năm 1950 đã tăng lên rất mạnh. Một thực tế như vậy khiến ta tự hỏi: liệu sự tăng tiến này có tiếp diễn trong những thập kỉ sắp tới không, và liệu tỉ số vốn/thu nhập có trở lại, hoặc vượt quá, mức mà nó đã từng đạt được trong các thế kỉ đã qua không?
Sự việc nổi cộm thứ hai chính là sự khác biệt giữa Châu Âu và Châu Mĩ. Không ngạc nhiên, Châu lục Già đã chịu ảnh hưởng mạnh hơn và lâu dài hơn từ các biến cố giai đoạn 1914-1945, vì thế mà tỉ số vốn/thu nhập tại Châu Âu trong phần lớn thế kỉ 20 (từ những năm 1920 đến những năm 1980) đã ở mức thấp hơn tại Châu Mĩ. Nhưng nếu ta loại giai đoạn chiến tranh và sau chiến tranh khá dài kể trên, ta thấy rằng tỉ số vốn/thu nhập tại Châu Âu luôn có xu hướng cao hơn Châu Mĩ. Điều này đúng cho thế kỉ 19 và cho đầu thế kỉ 20 (tỉ số vốn/thu nhập vào khoảng sáu-bảy năm tại Châu Âu, so với bốn-năm năm tại Mĩ) cũng như cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21: tài sản cá nhân của Châu Âu một lần nữa vượt hơn mức Châu Mĩ vào đầu những năm 1990, và nó đạt xung quanh mức sáu năm thu nhập quốc gia trong những năm 2010, so với suýt soát hơn bốn năm thu nhập tại Mĩ (xem biểu đồ G5.1-G5.21).
Giờ ta sẽ lí giải các sự việc trên: tại sao tỉ số vốn/thu nhập tại Châu Âu có vẻ đang tiến lại mức cao nhất trong lịch sử, và tại sao xét về cấu trúc nó lại cao hơn tỉ số này tại Châu Mĩ? Những lực kéo ma thuật nào dẫn đến việc giá trị của vốn tại một nước nhất định sẽ tương đương với sáu hay bảy năm thu nhập của nước đó, chứ không phải ba hay bốn năm? Có tồn tại một điểm cân bằng2 cho tỉ số vốn/thu nhập không, nó được xác định như thế nào, những hệ quả đối với tỉ lệ lãi trên vốn là gì, và đâu là mối quan hệ với sự phân chia thu nhập quốc gia thành thu nhập từ làm việc và thu nhập từ vốn? Để trả lời các câu hỏi trên, ta sẽ bắt đầu bằng việc giới thiệu một qui luật động - qui luật cho phép liên hệ tỉ số vốn/thu nhập với tỉ lệ tiết kiệm và tỉ lệ tăng trưởng trong một nền kinh tế nhất định.
Qui luật cơ bản thứ hai của chủ nghĩa đồng vốn: β = s∕g [sau] [trước] [lên mức trên]
Qui luật dài hạn
Sự quay trở lại của đồng vốn tại các nước giàu kể từ những năm 1970
Không tính các bong bóng tài sản: tăng trưởng thấp, tiết kiệm nhiều
Hai thành phần của tiết kiệm cá nhân
Đồ dùng lâu dài và đồ vật có giá trị
Vốn cá nhân biểu diễn theo số năm thu nhập sẵn dùng
Vấn đề về các quĩ phi lợi nhuân và các nhà sở hữu khác
Sự cá nhân hóa tài sản tại các nước giàu
Sự lên cao lịch sử của giá tài sản
Vốn quốc gia và tài sản ngoài nước nét tại các nước giàu
Tỉ số vốn/thu nhập toàn cầu tại thế kỉ 21 sẽ đạt mức nào?
Điều bí ẩn đằng sau giá trị của đất đai