Tiếng nói: Độ cao thấp
“Ca sĩ này giọng cao vút”
Khi nói đến độ cao thấp là nói đến việc ta cảm nhận tiếng nói trong miền tần số. Giọng trẻ con cao vút, giọng nữ chua loét, giọng nam trầm trầm. Đó là do sự khác nhau ở tần số cơ bản: Là tần số rung của dây thanh ở trong cuống họng, thường được gọi là tần số cơ bản, kí hiệu là f0. Khác với cường độ, đánh giá tham số đặc tính là tần số cơ bản này không hề đơn giản. Ta có thể sử dụng Praat [1] để thử xem tần số cơ bản này có hình dáng như thế nào trong hình vẽ 2.4.
Biểu đồ 2.4: f0 với Praat [1]
Tần số cơ bản là đường màu xanh nước biển ở phía dưới (đo bằng Hz). Đường này đứt đoạn vì có nhiều chỗ không có. Khi ta nói có đoạn có tần số cơ bản gọi là hữu thanh, không có là vô thanh. Hữu thanh là khi ta phát âm, luồng không khí đi từ phổi qua cuống họng rồi qua miệng (hoặc mũi) ra ngoài. Đó là khi ta nói nguyên âm và một số phụ âm. Vô thanh là khi không khí không móc từ dưới lên mà chỉ được bật ra chủ yếu từ phần cuống họng sau dây thanh, lưỡi, răng. Đó là khi ta nói với đa số các phụ âm. Dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết là với các âm hữu thanh, ta có thể ngân nga kéo dài chứ không bị ngắt cụt lủn như âm vô thanh.
Khi hát nốt cao cũng chính là khi ta chỉnh tần số cơ bản cao và ngược lại.