Vào đề

[sau] [trước] [lên mức trên]

“Những khác biệt xã hội2 chỉ có thể được đặt nền móng trên lợi ích chung”

Điều thứ Nhất, Tuyên bố về quyền con người và quyền công dân, 1789.


Sự phân bố của cải là một trong những vấn đề nóng hổi được tranh luận nhiều nhất hiện nay. Nhưng chúng ta thật sự biết gì về tiến trình của nó trong giai đoạn dài? Sự vận động của sự tích lũy vốn cá nhân có nhất thiết dẫn đến việc của cải và quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay một vài người, như là Marx vào thế kỉ 19 đã tin tưởng như vậy? Hay là những lực kéo có tính cân bằng đến từ sự tăng trưởng, cạnh tranh và tiến bộ kĩ thuật sẽ tự nhiên dẫn đến sự giảm thiểu bất bình đẳng và mang lại sự ổn định hài hòa khi kinh tế bước vào nhưng pha phát triển tiến bộ, như là Kuznets vào thế kỉ 20 đã nghĩ như vây? Thật sự chúng ta biết gì về tiến trình của sự phân bố của cải và tài sản từ thế kỉ 18, và chúng ta có thể rút ra những bài học nào cho thế kỉ 21?

Đó là những câu hỏi mà tôi muốn trả lời trong cuốn sách này. Tôi muốn nói rõ ngay: những câu trả lời tôi mang đến là không hoàn hảo và không đầy đủ. Nhưng chúng dựa trên những số liệu so sánh và lịch sử, trải rộng hơn rất nhiều so với tất cả những công trình trước đây, bao trùm ba thế kỉ và hơn 20 nước; và dựa trên một khuôn khổ lí thuyết mới mẻ cho phép hiểu rõ hơn những xu hướng và nhưng cơ chế vận hành. Sự tăng trưởng hiện đại và sự lan tỏa kiến thức đã cho phép tránh được thảm họa tận thế kiểu Marx, nhưng không thay đổi những cấu trúc sâu xa của đồng vốn và của bất bình đẳng - hoặc ít ra không nhiều như người ta vẫn tưởng tượng trong nhưng thập niên phấn khởi thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Một khi mà tỉ lệ lợi nhuận của đồng vốn vượt qua tỉ lệ tăng trưởng của sản xuất hoặc thu nhập, như đã diễn ra đến tận thế kỉ 19 và có nguy cơ trở lại thành chuyện ngày thường trong thế kỉ 21, cơ chế của chủ nghĩa đồng vốn sẽ sản sinh ra những bất bình đẳng tùy tiện và ghê gớm. Những bất bình đẳng này sẽ nghiêm khắc đặt lại vấn đề về những giá trị xã hội dựa trên tài năng là chính - nền móng của xã hội dân chủ chúng ta. Tuy vậy vẫn tồn tại những giải pháp để nền dân chủ và lợi ích chung kiểm soát được chủ nghĩa đồng vốn và lợi ích cá nhân, cùng lúc đó đẩy lùi được những tổ chức có tính bảo hộ hoặc cục bộ quốc gia. Cuốn sách nay sẽ thử đề xuất ý kiến theo chiều hướng đó, dựa trên những bài học từ kinh nghiệm lịch sử. Những bài học này sẽ được kể lại, làm nên mạch chính của sách.

2: người dịch. Nguyên bản: distinction sociale. Ý nói khác biệt về quyền lợi.

 Một cuộc tranh luận không có cơ sở?

 Malthus, Young và Cách mạng Pháp

 Ricardo: nguyên tắc của hiếm

 Marx: nguyên tắc tích lũy vô tận

 Từ Marx tới Kuznets: từ ngày tận thế tới truyện cổ tích

 Đường cong Kuznets: tin tốt lành thời Chiến tranh lạnh

 Đưa vấn đề phân bố của cải trở lại tâm điểm của phân tích kinh tế học

 Số liệu được dùng trong sách

 Những kết quả chính trong sách

 Các lực hội tụ, các lực chia tách

 Lực chia tách cơ bản: r > g

 Khuôn khổ địa lí và lịch sử

 Khuôn khổ lí thuyết và quan niệm

 Trình tự cuốn sách

[sau] [trước] [lên mức trên]