[sau] [trước] [lên mức trên]
Ta vừa thấy rằng các nền kinh tế đương đại có vẻ như được đặc trưng bởi khả năng thay thế cao giữa vốn và làm việc. Rất thú vị là mọi chuyện không hề giống như vậy trong các nền kinh tế truyền thống với nền tảng nông nghiệp, nơi mà đồng vốn chủ yếu ở dạng đất nông nghiệp. Các số liệu lịch sử hiện có gợi ý rất rõ ràng rằng độ dẻo thay thế là thấp hơn hẳn 1 trong các xã hội nông nghiệp truyền thống. Đặc biệt, đó là cách giải thích duy nhất cho việc tại sao nước Mĩ, mặc dù có số lượng đất lớn hơn hẳn Châu Âu, lại có giá trị đất tại thế kỉ 18 và 19 thấp hơn rõ rệt so với Châu Âu (như được đo lường thông qua tỉ số vốn/thu nhập), cũng như có mức giá thuê đất (và phần thu nhập từ vốn trong tổng thu nhập quốc gia) thấp hơn hẳn so với Thế giới Cũ.
Mà việc này cũng rất hợp logic: để vốn-làm việc có thể thay thế nhau theo số lượng lớn, vốn cần phải có nhiều dạng khác nhau. Với một dạng cho trước - trong trường hợp đang xét là đất nông nghiệp -, không tránh khỏi là quá một điểm nào đó hiệu ứng giá cả sẽ thắng hiệu ứng khối. Nếu vài trăm người có toàn bộ cả một châu lục để trồng trọt, thì rất logic là giá đất và giá thuê đất sẽ rớt xuống mức gần bằng 0. Để minh họa cho nguyên tắc “quá nhiều vốn giết chết vốn”, không gì hay hơn là sự so sánh giữa giá trị đất nông nghiệp và giá thuê đất tại Thế giới Mới với Châu Âu già cỗi.
[sau] [trước] [lên mức trên]