Dịch từ The value of Science* của Richard P. Feynman (Nobel Vật lý 1965)

*Bài diễn thuyết công chúng năm 1955 trong buổi gặp gỡ mùa thu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Mọi người thường gợi ý với tôi rằng các nhà khoa học phải chú ý hơn nữa đến các vấn đề xã hội - đặc biệt họ nên ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc xem xét các ảnh hưởng của khoa học tới xã hội. Dường như có một niềm tin đại chúng cho rằng nếu các nhà khoa học để tâm đến các vấn đề xã hội phức tạp hơn là dành nhiều thời gian tự lừa phỉnh nhau trong các vấn đề khoa học thuần túy, ít gắn liền với đời sống, thành công vĩ đại sẽ đến.

Tôi thấy rằng dường như chúng ta (những nhà khoa học) đúng là cũng thường xuyên để ý đến các vấn đề đó, nhưng chúng ta không hoàn toàn nỗ lực để giải quyết chúng - lý do là vì chúng ta hiểu rằng chính bản thân mình không nắm trong tay một công thức ma thuật nào để có thể giải quyết các vấn đề xã hội đó, các vấn đề xã hội này là khó hơn rất nhiều các vấn đề khoa học, và chúng ta thường chẳng đi được đến đâu khi nghĩ về chúng.

Tôi tin tưởng rằng khi một nhà khoa học xem xét một vấn đề ngoài khoa học thì cũng tối om như người khác - và khi chị/anh ta nói về các lĩnh vực ngoài khoa học, chị/anh ta cũng ngờ nghệch như bất cứ ai không được đào tạo trong lĩnh vực đó. Vì câu hỏi về giá trị của khoa học không phải là một chủ đề khoa học nên trong bài nói này, tôi sẽ chứng minh luận điểm của tôi thông qua các ví dụ.

Lý do đầu tiên làm cho khoa học có giá trị là rất quen thuộc với tất cả mọi người. Kiến thức khoa học giúp chúng ta có thể thực hiện mọi thứ và làm ra mọi thứ. Tất nhiên nếu chúng ta làm ra một điều tốt, nó không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn mang giá trị đạo đức, vì thế công việc chúng ta làm là tốt đẹp. Kiến thức khoa học mang lại sức mạnh để có thể thực hiện điều tốt hay xấu - nhưng nó không kèm theo những chỉ dẫn về cách thức sử dụng chúng. Sức mạnh ấy hàm chứa giá trị rõ ràng - mặc dù giá trị ấy có thể bị làm vấy bẩn, phụ thuộc vào cá nhân thực hiện nó.

Tôi học cách thức diễn đạt các vấn đề cơ bản của nhân loại trong chuyến đi đến Honolulu. Trong ngôi chùa ở đó, người phụ trách giải thích qua loa về Phật giáo cho các khách tham quan, và sau đó kết thúc bài nói chuyện bằng cách nói rằng ông ta sẽ kể cho họ một điều mà họ sẽ không thể lãng quên - và tôi không bao giờ quên nó. Đó là câu thành ngữ Phật giáo:

“Tất cả chúng sinh đều được trao chìa khóa để mở cánh cổng thiên đường; chìa khóa đó cũng mở được cánh cửa dẫn tới địa ngục. ”

Nghĩa là, có phải giá trị của chìa khóa là để dẫn tới thiên đường? Sự thật là nếu chúng ta thiếu chỉ dẫn rõ ràng để giúp chúng ta xác định đâu là cánh cửa thiên đường và đâu là cánh cửa địa ngục, chìa khóa đó có thể là một vật nguy hiểm để sử dụng.

Nhưng chìa khóa đó hiển nhiên có giá trị: làm sao chúng ta tới được thiên đường nếu thiếu nó?

Chỉ dẫn sẽ là vô giá trị nếu thiếu chìa khóa. Vì thế hiển nhiên là mặc dù sự thực là nó có thể gây ra vô số các thứ đáng kinh tởm trên thế giới, khoa học mang giá trị bởi nó có thể tạo ra một thứ gì đó.

Một giá trị khác của khoa học là niềm vui thú, gọi là tiêu khiển trí tuệ, mà một vài người có được từ việc đọc, học hay là nghĩ về nó, và những người khác có được bằng cách làm việc với nó. Đó là một điểm quan trọng, điểm không được xem xét đầy đủ bởi những người đã nói với chúng ta rằng trách nhiệm xã hội của chúng ta là ngẫm ngợi về sự ảnh hưởng của khoa học vào xã hội.

Sự tiêu khiển mang phạm vi cá nhân lại mang giá trị cho toàn xã hội? Không! Nhưng đó cũng là trách nhiệm xem xét mục đích của chính bản thân xã hội. Phải chăng đó là sắp đặt các sự vật để con người có thể vui thú với chúng? Nếu như vậy thì sự tiêu khiển mang tính khoa học cũng quan trọng như bất cứ thứ gì khác.

Nhưng tôi không muốn đánh giá thấp giá trị của việc thấu hiểu thế giới, cái kết của nỗ lực khoa học. Chúng ta được dẫn dắt tới sự tưởng tượng về tất cả mọi thứ ở mức độ vô cùng kì thú hơn tưởng tượng của các nhà thơ hay những người mơ mộng trong quá khứ. Nó chứng tỏ rằng sự tưởng tượng của tự nhiên là cao siêu, vô cùng cao siêu hơn sự tưởng tượng của loài người. Ví dụ như sự thật là tất cả chúng ta đều bị gắn chặt - một nửa theo hướng lộn ngược - vào một hấp dẫn kì lạ tới một quả bóng xoay đã trôi nổi trong không gian hàng tỉ năm. Sự thật đó gây ấn tượng hơn biết bao nhiêu cái việc được ngồi trên lưng một con voi được chở trên lưng một con rùa lớn bơi dưới đáy biển.

Tôi đã nghĩ về những điều đó không biết bao nhiêu lần nên tôi muốn xin lỗi nếu tôi gợi nhớ lại những điều mà tôi chắc chắn rằng quý vị cũng nghĩ đến, nhưng trong quá khứ thì không một ai cả vì họ không có được những thông tin về thế giới như chúng ta có ngày nay.

Trong khoảnh khắc này, tôi đứng trên bờ biển, cô độc, và bắt đầu suy nghĩ.

Lớp lớp sóng ngập tràn
Vô vàn các phân tử
ngu xuẩn tự mình chạy loăng quăng
hàng tỉ năm xưa cũ
khi chưa kết thành các ngọn sóng trắng
Thế hệ này thế hệ khác
khi chưa có ánh mắt nào nhìn ngắm
năm nối tiếp năm
Vẫn cứ như bão tố tấp vào bờ như bây giờ
Cho ai, vì lẽ gì?
Ở trên hành tinh chết không có sự sống để hưởng thụ.
Không bao giờ ngơi nghỉ
tra tấn bởi năng lượng
phí phạm kì quái từ mặt trời
rắc vào không gian.
Con mọt nhỏ tạo nên tiếng biển gầm.
Sâu dưới đại dương
tất cả các phân tử nhân bản
theo mẫu của phân tử khác
đến khi tạo nên phân tử phức tạp. Chúng tạo ra những thứ giống như chúng
và điệu nhảy mới bắt đầu.

Kích thước và độ phức tạp lớn lên
sự sống
Đống nguyên tử ADN, protein
nhảy theo mẫu hình phức tạp hơn bao giờ hết.
Thoát khỏi cái nôi
tấp vào đất liền
nó ở đây
đứng: những nguyên tử có ý thức;
vật chất với sự tò mò.
Đứng bên biển, tự hỏi về điều dị thường: Tôi
một vũ trụ của các nguyên tử
một nguyên tử trong vũ trụ.

Những rung động, những sợ hãi, những bí ẩn luôn trở đi trở lại khi chúng ta xem xét đủ sâu sắc bất cứ một câu hỏi nào. Nhiều tri thức hơn sẽ đi kèm với những bí ẩn sâu sắc và kì diệu hơn, thu hút con người đắm chìm vào sự trầm tư sâu lắng. Không bao giờ lo lắng rằng câu trả lời có thể dẫn tới sự thất vọng, với niềm vui thú và sự tin tưởng, chúng ta lật từng hòn đá mới để tìm ra những điều kì lạ không tưởng dẫn tới những câu hỏi và bí ẩn kì thú hơn – đúng là một chuyến thám hiểm vĩ đại.

Rõ ràng là rất ít người không làm khoa học có sự trải nghiệm tôn giáo đặc thù đó. Các nhà thơ không viết về nó; các nghệ sĩ không cố gắng khắc họa ấn tượng đó. Tôi không hiểu tại sao. Có phải bức họa hiện tại về vũ trụ của chúng ta không truyền cảm hứng được cho ai? Giá trị của khoa học mãi hoài không được hát lên bởi các ca sĩ: bạn bị gò bó lắng nghe không phải là bài hát hay vần thơ, mà một bài giảng buổi tối về nó. Đây chưa phải là thời đại khoa học.

Có lẽ một trong những lý do cho sự câm nín đó là vì chúng ta phải học cách làm sao để đọc được thứ âm nhạc đó. Ví dụ như một bài báo khoa học có thể nói, "Hàm lượng phốt pho phóng xạ của não chuột giảm xuống còn một nửa trong khoảng thời gian hai tuần." Điều đó có nghĩa là gì bây giờ?

Điều đó có nghĩa là phốt pho có trong não chuột, và cả tôi, và các quý vị, không còn là nó như ở thời điểm hai tuần trước. Điều đó có nghĩa là các nguyên tử trong não đã bị thay thế: Cái ở đó lúc trước đã đi mất rồi.

Vì vậy, tâm trí của chúng ta là gì: Các nguyên tử có ý thức là gì? Trong khoai tây ăn vào tuần trước! Chúng bây giờ có thể nhớ những gì đang diễn ra trong tâm trí của tôi một năm về trước, một tâm trí đã được thay thế từ lâu.

Để ý rằng cái tôi gọi là bản thân tôi chỉ là một mẫu hay một điệu nhảy, là ý nghĩa được khơi gợi đến khi một người khám phá ra mất bao nhiêu thời gian để các nguyên tử trong bộ não được thay thế bởi các nguyên tử khác. Các nguyên tử đi vào trong não tôi, nhảy một điệu nhảy, rồi lại trở ra - lúc nào cũng có những nguyên tử mới, nhưng lúc nào cũng nhảy một điệu như cũ, luôn nhớ điệu nhảy của ngày hôm qua.

Khi chúng ta đọc về nó trên báo, sẽ là "Các nhà khoa học nói rằng khám phá này có thể là rất quan trọng trong việc tìm ra cách thức chữa trị ung thư." Bài báo chỉ quan tâm đến việc sử dụng ý tưởng, không phải là bản thân ý tưởng. Rất khó cho bất cứ ai có thể hiểu được tầm quan trọng của ý tưởng đó, nó rất là ấn tượng. Dù thế, có thể một vài đứa trẻ sẽ nắm bắt được. Và khi một đứa trẻ nắm giữ được ý tưởng kiểu đó, chúng ta sẽ có một nhà khoa học. Sẽ là quá muộn** cho chúng để có thể hiểu được tinh thần khi chúng học ở trường đại học, vì thế chúng ta phải cố gắng để giải thích những ý tưởng đó cho con trẻ.

Bây giờ tôi muốn chuyển sang giá trị thứ ba của khoa học. Nó có vẻ không liên quan lắm, nhưng cũng khá liên quan. Nhà khoa học có rất nhiều trải nghiệm về sự ngu dốt, nghi ngờ và không chắc chắn, và trải nghiệm đó là đặc biệt quan trọng, tôi nghĩ vậy. Khi một nhà khoa học không biết câu trả lời cho một vấn đề, chị/anh ta ngu dốt. Khi chị/anh ta có linh cảm về kết quả sẽ phải như thế nào, chị/anh ta không chắc chắn. Và ngay cả khi chị/anh ta chắc chắn lắm rồi về kết quả sẽ phải như thế nào, chị/anh ta vẫn có đôi chút nghi ngờ. Chúng ta thấy rằng một điều thật sự rất quan trọng là để có thể tiến bộ, chúng ta phải nhận rõ sự ngu dốt của chúng ta và dành chỗ cho sự nghi ngờ. Tri thức khoa học là một bộ các phát biểu với những mức độ chắc chắn khác nhau - một vài gần như không, một vài gần như chắc chắn, nhưng không có cái nào tuyệt đối chắc chắn cả.

Bây giờ, chúng ta, những nhà khoa học đã quen với nó, và chúng ta thừa nhận sự nhất quán tuyệt đối của sự không chắc chắn, và có thể sống mà không hiểu. Nhưng tôi không biết có phải tất cả nhận ra đó là sự thật. Sự tự do của chúng ta trong việc nghi ngờ được sinh ra từ sự đấu tranh chống cường quyền trong buổi bình minh của khoa học. Đó là một sự đấu tranh mạnh mẽ và sâu sắc: Cho phép chúng ta đặt câu hỏi - biết nghi ngờ - cảm thấy không chắc chắn. Tôi nghĩ rất quan trọng là chúng ta không được lãng quên sự đấu tranh đó, nghĩa là có thể đánh mất cái mà chúng ta đã đoạt được. Chính điều đó hàm chứa trách nhiệm với xã hội.

Chúng ta đều rất buồn khi nghĩ về những tiềm năng to lớn của nhân loại có thể có, đối lập với những thành tựu thực tế nhỏ nhoi. Lúc nào mọi người cũng nghĩ là chúng ta sẽ có thể làm tốt hơn. Những người trong quá khứ nhìn thấy trong cơn ác mộng của thời đại họ giấc mơ cho tương lai. Chúng ta, trong tương lai của họ, nhìn thấy rằng giấc mơ của họ, xét theo vài khía cạnh thì đã bị vượt qua, trong nhiều khía cạnh vẫn còn là giấc mơ. Những hi vọng hiện tại về tương lai được chia sẻ với những hi vọng của ngày hôm qua.

Đã có một suy nghĩ là khả năng của con người có không phát triển được tiếp lên vì đa số con người là ngu dốt. Với giáo dục đại trà, tất cả mọi người đều có thể là Voltaires? Cái xấu có thể được dạy ít nhất cũng hiệu quả như cái tốt. Giáo dục là một sức mạnh to lớn, nhưng cho cả cái tốt lẫn cái xấu.

Trao đổi giữa các quốc gia cần phải khuyến khích sự thông hiểu - dẫn đến một giấc mơ khác. Nhưng bộ máy truyền thông cũng có thể bị điều khiển. Cái được trao đổi có thể là thật hay dối trá. Truyền thông là một sức mạnh to lớn, nhưng cũng cho cả cái tốt lẫn cái xấu.

Khoa học ứng dụng ít nhất nên giải phóng con người khỏi các vấn đề vật chất. Thuốc kiểm soát dịch bệnh. Và các minh chứng có vẻ như đều dẫn đến cái tốt. Tuy nhiên, có một số người ngày hôm nay vẫn đang kiên nhẫn làm việc để tạo ra dịch bệnh lớn và thuốc độc để sử dụng cho chiến tranh vào ngày mai.

Gần như tất cả đều ghét chiến tranh. Giấc mơ của chúng ta ngày hôm nay là hòa bình. Trong hòa bình, con người có thể phát triển tốt nhất các khả năng to lớn mà họ có. Nhưng có thể con người của ngày mai có thể sẽ thấy hòa bình, cũng có thể là tốt hay xấu. Có thể con người sống trong hòa bình sẽ uống rượu vì quá buồn chán. Rồi nghiện rượu sẽ là một vấn đề lớn mà có thể làm cho con người có thể mất đi cái khả năng thực hiện tất cả mọi điều mà bản thân nghĩ là làm được.

Rõ ràng, hòa bình là một sức mạnh to lớn - cũng như sự điều độ, sức mạnh vật chất, trao đổi, giáo dục, sự thành thật, và lý tưởng của những người mộng mơ. Chúng ta có nhiều sức mạnh hơn để điều khiển so với tổ tiên. Và có thể chúng ta đang làm tốt hơn một chút so với đa số họ. Nhưng những gì chúng ta đáng ra có thể làm có vẻ như quá lớn lao khi so sánh với những thành tựu thực tế hỗn độn của chúng ta.

Tại sao vậy? Tại sao chúng ta không thể chinh phục bản thân.

Vì chúng ta thấy rằng ngay cả những sức mạnh và khả năng to lớn cũng không kèm với những chỉ dẫn rõ ràng làm sao để sử dụng chúng. Ví dụ như cái lượng lớn những thấu hiểu được tích tụ về sự vận hành của thế giới vật lý chỉ để thuyết phục ai đó rằng cái sự vận hành đó dường như không mang ý nghĩa. Khoa học không trực tiếp dạy cái tốt hay cái xấu.

Xuyên suốt tất cả các thời đại quá khứ, nhân loại luôn cố gắng dò tìm ý nghĩa của cuộc sống. Họ nhận ra là nếu hành động của chúng ta được chỉ hướng hay mang ý nghĩa, sức mạnh to lớn của nhân loại có thể được giải phóng. Do đó, rất nhiều câu trả lời được đưa ra cho câu hỏi về ý nghĩa của mọi điều. Nhưng các câu trả lời khác nhau đủ loại, và sự ủng hộ cho một câu trả lời này dẫn tới việc coi hành động của những kẻ ủng hộ câu trả lời khác là kinh tởm. Thật kinh tởm, bởi từ sự trái ngược về cách nhìn, tất cả các tiềm năng to lớn của cuộc thi đua có thể bị chuyển hướng đến ngõ cụt bế tắc đầy sai trái. Trong thực tế, chính từ trong lịch sử của những con quái vật khổng lồ được tạo ra bởi niềm tin sai trái mà các nhà triết học nhận thức rõ ràng được năng lực vô hạn và kì diệu của nhân loại. Giấc mơ là tìm ra một lối mở.

Vậy cái gì là ý nghĩa cho tất cả? Chúng ta có thể nói gì để xua tan những bí ẩn của sự tồn tại?

Nếu chúng ta tính đến tất cả, không chỉ cái người xưa biết, mà là tất cả các thứ chúng ta hiện tại biết mà họ không biết, thì tôi nghĩ là chúng ta phải thành thực thừa nhận rằng chúng ta không biết.

Nhưng, bằng việc thừa nhận điều đó, chúng ta hình như đã tìm thấy một lối mở.

Đó không phải là ý tưởng mới; đó là ý tưởng của tuổi luân lý trải nghiệm. Đó là việc triết học đã dẫn dắt con người tạo ra dân chủ mà chúng ta đang sống theo. Ý tưởng là không ai thật sự hiểu làm sao để vận hành chính phủ dẫn tới ý tưởng rằng chúng ta cần phải sắp xếp hệ thống mà ở đó các ý tưởng mới cần được phát triển, thử nghiệm, triển khai nếu cần thiết, với nhiều hơn các ý tưởng mới được tạo ra trong hệ thống thử sai. Phương pháp này là kết quả từ thực tế là khoa học đã tự thể hiện là một công cuộc thành công vào cuối thế kỷ mười tám. Rồi thậm chí điều đó cũng thật rõ ràng với những người có mang đầu óc xã hội: Sự cởi mở với các khả năng là một cơ hội, và sự nghi ngờ và sự thảo luận là thiết yếu để tiến tới điều chưa biết. Nếu chúng ta muốn giải quyết các vấn đề mà chúng ta chưa bao giờ giải quyết trước đó, chúng ta cần để ngỏ cánh cửa cho điều chưa biết.

Chúng ta vẫn đang ở thời gian sơ khởi của nhân loại. Thật là bất hợp lý nếu chúng ta vật lộn giải quyết các vấn đề. Nhưng có hàng chục nghìn năm ở tương lai. Trách nhiệm của chúng ta là phải làm những gì có thể, học những gì có thể, cải thiện các giải pháp, và vượt qua chúng. Đó là trách nhiệm của chúng ta trong việc giải phóng con người của tương lai. Với nhân loại vẫn đang thì tuổi trẻ bốc đồng, chúng ta có thể phạm những sai lầm lớn mà có thể trì hoãn sự trưởng thành của chúng ta trong thời gian dài. Chúng ta sẽ hành động như vậy nếu chúng ta cho rằng chúng ta có câu trả lời ngay bây giờ, một cách thật trẻ con và ngu dốt như bản thân chúng ta hiện nay. Nếu chúng ta xóa bỏ mọi thảo luận, mọi phê bình, nói rằng "Đây là câu trả lời, các bạn ạ; nhân loại đã được cứu rỗi!", chúng ta sẽ làm nhân loại trì trệ trong một thời gian dài trong xiềng xích của cường quyền, tù túng trong sự giới hạn của sự tưởng tượng hiện tại của chúng ta. Nó đã diễn đi diễn lại rất nhiều lần từ trước.

Đó là trách nhiệm của chúng ta, là những nhà khoa học, nhận thức được rằng sự tiến bộ vĩ đại đến từ cái triết lý thỏa đáng về sự ngu dốt, sự tiến bộ vĩ đại như là trái ngọt bởi sự tự do tư tưởng; phải tuyên bố giá trị của sự tự do này, phải hướng dẫn sự nghi ngờ là không đáng để sợ hãi mà luôn được chào đón và thảo luận, và phải coi nhiệm vụ của chúng ta là yêu cầu sự tự do này cho tất cả các thế hệ kế tiếp.

**Đúng ra bây giờ tôi nên nói, "Đó là muộn - tuy không phải quá muộn - để họ nắm được tinh thần đó..."